Biểu hiện viêm đa khớp hậu Covid-19
Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Vũ – khoa Nội cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, khoảng 50% bệnh nhân khám hậu Covid tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có triệu chứng đau nhức xương khớp, thường gặp ở người có tiền sử mắc bệnh nền về cơ xương khớp. Trong đó, khoảng 15-30% người được phát hiện dương tính sau 2-14 ngày khởi phát bệnh. Sau khi điều trị khỏi bệnh, người bệnh vẫn còn các triệu chứng sưng đau nhức khớp, đau mỏi yếu cơ… được xem là mắc hội chứng Covid kéo dài (4 tuần sau khi khỏi bệnh) và hội chứng hậu Covid (12 tuần sau khi khỏi bệnh). Tỷ lệ người bị đau nhức xương khớp sau khi khỏi bệnh có thể lên đến 50%.
Các triệu chứng đau nhức xương khớp ghi nhận ở cả người có tiền sử mắc các bệnh về cơ xương khớp, như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp, gout… Những bệnh nền này đã được kiểm soát ổn định, song sau khi mắc covid-19 người bệnh rơi vào đợt bùng phát bệnh mới, rầm rộ hơn. Xương khớp của người bệnh dễ bị tổn thương hơn, tăng mức độ nặng của bệnh, điều chỉnh thuốc cũng khó khăn hơn rất nhiều, nhất là bệnh nhân viêm khớp tự miễn đang sử dụng thuốc sinh học.
Những người chưa từng mắc bệnh cơ xương khớp, sau khỏi Covid-19 cũng cảm thấy đau nhức, mỏi cơ xương khớp nhiều hơn, như đang trong một đợt cảm cúm.
Viêm đa khớp là tình trạng viêm đau nhiều khớp khác nhau trên cơ thể
MỤC LỤC
Nguyên nhân viêm đa khớp hậu Covid-19
Hiện các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tìm cách lý giải nguyên nhân viêm đa khớp gây đau nhức xương khớp hậu Covid.
Nguyên nhân viêm đa khớp là gì? Theo nhiều chuyên gia, viêm đa khớp, đau khớp cũng như các di chứng khác (đau đầu, rối loạn giấc ngủ, rụng tóc, mệt mỏi…) có thể là do phản ứng viêm toàn thân. Đây là hậu quả của sự đáp ứng miễn dịch quá mức khi nhiễm nCoV, dẫn đến bão Cytokine, tác động và gây tổn thương hầu hết cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ thống khớp xương, hệ thần kinh trung ương, nang tóc…
Một số giả thuyết nguyên nhân được đưa ra bao gồm:
- Bộ gene của nCoV được hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận dạng, làm kích hoạt phản ứng viêm toàn thân tấn công các hệ cơ quan khác cũng như các khớp.
- Do mạch máu, tế bào ở các vùng cơ xương khớp bị tổn thương, để lại di chứng là đau nhức, yếu cơ, viêm khớp.
- Do khi mắc Covid-19 gây rối loạn chức năng nội mô làm giảm lưu lượng máu và chất dinh dưỡng đến màng hoạt dịch, sụn khớp và xương dưới sụn, khiến xương khớp bị đau mỏi, giảm khả năng cử động.
- Do có thể khi mắc Covid thể nặng, người bệnh phải nằm một chỗ lâu ngày, hoặc dùng các thuốc điều trị ảnh hưởng đến hệ thống cơ. Tình trạng này dễ gặp với bệnh nhân phải thở máy khi điều trị Covid, hệ cơ xương khớp yếu đi sau khi khỏi bệnh.
Bão Cytokine là một tình trạng phản ứng miễn dịch phức tạp có liên quan đến hầu hết các bệnh lý hậu Covid
Điều trị viêm đa khớp hậu Covid
Để giảm đau nhức xương khớp do viêm đa khớp hậu Covid cần phải có sự kiên trì, phối hợp nhiều phương pháp.
Thực tế, hiện nay chưa có giải pháp điều trị tình trạng này triệt để. Mặc dù vậy, việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể chất thường xuyên và lối sống lành mạnh vẫn có tác dụng kiểm soát tốt tình trạng đau viêm ở nhiều khớp cùng lúc, đồng thời hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng liên quan.
Điều trị viêm đa khớp không dùng thuốc
Các biện pháp hỗ trợ điều trị không dùng thuốc thường gồm:
- Điều chỉnh chế độ ăn: Có hơn 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau, và không có chế độ ăn uống duy nhất nào có thể phù hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, người bệnh viêm đa khớp nên ăn đa dạng các loại thực phẩm đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất của cơ thể; sử dụng chất béo, cholesterol, đường, muối vừa phải; ăn nhiều rau, trái cây và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt sẽ có lợi cho sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng.
- Duy trì tập thể dục đều đặn: Chú trọng vào các bài tập thể dục nhịp điệu hay những bài tập về khả năng chịu đựng chẳng hạn như đạp xe, đi bộ hay bơi nhằm cải thiện hệ tim mạch, giúp kiểm soát thể trọng, và cải thiện chức năng đồng bộ.
- Kiểm soát cân nặng: Kiểm soát cân nặng là một phần quan trọng trong điều trị các bệnh lý xương khớp vì thừa cân có thể gây áp lực lên khớp.
- Kiểm soát căng thẳng: Khi bị căng thẳng, stress thì cơ bắp cũng sẽ trở nên cứng nhắc. Sự căng cơ này có thể tăng đau đớn và mệt mỏi, đồng thời có thể làm hiệu quả khi điều trị.
Stress cũng là nguyên nhân có thể gây ra đau khớp
Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc
Viêm đa khớp uống thuốc gì? Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm:
Thuốc giảm đau: phổ biến nhất là paracetamol.
- Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): giúp giảm đau cứng khớp. Các loại thuốc thường được dùng gồm ibuprofen, naproxen và diclofenac.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): có tác dụng lâu hơn so với thuốc giảm đau thông thường, đồng thời giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê toa methotrexate nhằm giảm thiểu thương tổn do viêm ở nhiều khớp.
- Liệu pháp sinh học: các thuốc kháng IL-6, TNF-alpha hay IL-17,… đã được sử dụng để ức chế phản ứng viêm nhằm kiềm chế sự tiến triển của các phản ứng viêm ở nhiều khớp.
- Thuốc steroid: được dùng dưới dạng tiêm cục bộ, có tác dụng giảm viêm và kiểm soát cơn đau hiệu quả nhưng không phải là biện pháp dài lâu do thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Giải pháp giảm đau khơp do viêm đa khớp với tinh chất ốc Sên Bỉ
Lần đầu tiên tại Việt Nam kết hợp Công nghệ SX LD Pháp + Tinh chất ốc Sên Bỉ – Nutrelix công nghệ SINH HỌC CHÂU ÂU độc quyền vào điều trị xương khớp cho người bệnh. Tác động sâu, hiệu quả lâu dài và an toàn hơn gấp 150 lần phương pháp thông thường. “Các thí nghiệm lâm sàng cho thấy Nutrelix-PT- Tinh chất ốc Sên bỉ, làm tăng cường quá trình tái tạo đốt sống thoái hóa, phục hồi bao xơ đĩa đệm, tăng tiết dịch khớp, kích thích tăng sinh proteoglycan và sợi elastin (đây là 2 thành phần cơ bản cấu thành sụn khớp), làm tăng độ dày lớp sụn, tăng tính đàn hồi sụn và khả năng chịu áp lực của khớp.”
- Sau 7 – ngày: Giảm sưng viêm, đau nhức tại các ổ khớp, cột sống, thắt lưng
- Sau 2 tuần: Giảm cứng khớp vào buổi sáng và sau khi nghỉ ngơi, giúp khớp vận động linh hoạt, đứng lên, ngồi xuống, đi lại nhẹ nhàng hơn.
- Sau 2-3 tháng: Hết lục cục xương khớp, đi bộ được quãng dài, có thể leo dốc, leo cầu tháng, người bệnh thoải mái gập, ruỗi khớp, cúi lưng, xoay người. Đời sống được cải thiện, tinh thần vui vẻ, ngủ ngon giấc.